Tết
văn hóa
Nét văn hóa
của đồng bào Tây Bắc
Nhà văn Lê Ngọc Minh
Tây Bắc là miền đất bao la kỳ vĩ của Tổ quốc ta với ngọn núi cột trụ xương sống đầy trường lực là dãy Hoàng Liên Sơn trùng điệp dài đến hơn 180 km và rộng 30 km, nơi có đỉnh Phansipan cao 3143 mét, được gọi là nóc nhà Đông Dương.
T
ây Bắc có sáu đơn vị hành chính cấp tỉnh với hơn hai mươi dân tộc anh em Thái, Mường, H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng, Sán Dìu, Khơ Mú … từ bao đời sinh sống thuận hòa, đoàn kết đùm bọc yêu thương, nhân nghĩa, chung sức đắp xây giang sơn Đại Việt suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm lịch sử và Tổ quốc Việt Nam hôm nay. Mỗi dân tộc đồng bào Tây Bắc đều có bản sắc văn hóa rực rỡ, đầy tính khẳng định và phát lộ, trong đó có văn hóa Tết. Do đặc trưng ngọn nguồn thiên di định cư, canh tác nên mỗi dân tộc thiểu số Tây Bắc thường có ngày Tết riêng của mình ở các thời điểm khác nhau trong năm. Thường thì các hình thái Tết tộc người đó rải khắp trong năm nhưng mật độ và sắc độ tập trung nhiều hơn vào khoảng từ tháng mười năm này đến tháng ba, tháng tư năm sau. Đồng bào các dân tộc Tây Bắc vừa rất coi trọng ngày Tết sắc tộc
92
của mình, vừa tôn thờ ngày Tết Nguyên đán của nhân dân cả nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới hội nhập, thời kỳ mà văn hóa là nền tảng cho mọi ngành nghề dân sinh và hình thái kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy có thể nói rằng, tâm thái văn hóa tự tôn truyền thống đó của đồng bào các dân tộc anh em Tây Bắc luôn hàm chứa và định vị chắc chắn trên mẫu số chung của Văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một cấu trúc văn hóa thống nhất trong đa dạng. Nói đến văn hóa Tết của đồng bào Tây Bắc, không thể không nhắc đến cách diễn ngôn trong các nghi lễ tâm linh, tôn vinh trời đất,…, trong việc kể lại cho cháu con, họ mạc về lịch sử cội nguồn dân tộc, về công huân đánh dẹp nội thù, ngoại xâm để bảo vệ cương thổ, giống nòi trong các trường ca sử thi nổi tiếng như Đẻ đất đẻ nước, dài hơn mười ngàn câu thơ của đồng bào
Đầu tư Phát triển Số 294 Tháng 1+2. 2022
Mường đúng vào dịp gia tộc, làng bản mở hội đón chào năm mới. Cũng không thể không nhắc tới bản trường ca Xống chụ xon xao (Đi tìm người yêu) với hàng ngàn câu thơ trữ tình mang đậm sắc thái truyện dân gian và cũng được truyền khẩu suốt trong hàng ngàn năm lịch sử của đân tộc Thái... Những áng thơ thấm đẫm chiêm nghiệm, khuyến giáo đạo lý gắn bó yêu thương, quý trọng thiên nhiên, con người; cổ vũ cho sức mạnh đoàn kết, đạo nghĩa bao dung và tình yêu lứa đôi bất tử trước mọi hắc ám, ngáng trở. Có lẽ nhờ vậy mà những lời truyền dặn, những nghi lễ văn hóa rất đỗi thiêng liêng trong thời khắc năm mới Tết đến Xuân về đó đã khiến ngàn vạn câu thơ thẩm thấu sâu thẳm vào đời sống văn hóa của từng người, và trải qua bao thế hệ vẫn trường tồn chắc bền, vẫn luôn có tác động lay thức, nuôi dưỡng hồn người, tình quê ngày một thêm giàu có an lành. Cùng với các lễ hội văn hóa tâm linh, đồng bào các dân tộc Tây Bắc còn có khá nhiều trò chơi Tết thú vị. Để thực hiện các trò chơi đó,từng tộc người, từng mường bản đều có các bước chuẩn bị kỳ công và chu toàn mà trò chơi Tu lu của người